Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Kỹ năng để Marketing trực tuyến hiệu quả

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của Internet đã thay đổi bộ mặt của toàn thế giới. Điều này dẫn tới thói quen trong tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi. Để thích nghi với những sự thay đổi này thì hoạt động kinh doanh và Marketing của doanh nghiệp trong thời đại số cũng cần phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường, đòi hỏi những người làm Marketing ngoài những kỹ năng vốn có cần phải trau dồi thêm:

Kỹ năng quản lý thông tin: trong thế giới Internet, thông tin rất đa dạng và dễ tìm kiếm, trong khi đó chi phí cho việc này không cao. Nhưng để có được những thông tin hữu ích thì đòi hỏi những Marketer phải có kỹ năng lựa chọn, phân tích và quản lý thông tin một cách hiệu quả. 

 
Kỹ năng công nghệ thông tin: Vì marketing trực tuyến hoạt động chủ yếu trên môi trường Internet nên đòi hỏi Marketer cần phải hiểu và thành thạo các kỹ năng về công nghệ thông tin. Ví dụ: Marketer muốn quảng bá trên Google Adwords thì phải biết về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, phải biết chọn từ khóa cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất… 


Kỹ năng xử lý thông tin nhanh: thời gian là một yếu tố vô cùng quan trọng thời đại số hóa. Khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp đều khắt khe trong chọn lựa với rất nhiều các doanh nghiệp cạnh tranh trên toàn cầu. Đòi hỏi Maketer phải xử lý thông tin nhanh, chính xác, đáp ứng nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải:

  • Chuẩn bị hạ tầng: máy tính, mạng Internet cho nhân viên.
  • Xây dựng chiến lược, mục tiêu E-Marketing phù hợp.
  • Xây dựng thông tin, thông điệp Marketing rõ ràng, chi tiết để sử dụng làm nội dung cho trang Web.
  • Xây dựng website.
  • Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến để triển khai các chiến dịch E-Marketing…
  • Cập nhật kiến thức và xu hướng E-Marketing thường xuyên cho bộ phận Marketing để điều chỉnh chiến lược, kế hoạch E-Marketing kịp thời.

5 bước tạo chiến dịch Email Marketing tốt hơn



Bước 1: Tạo cảm giác sạch sẽ và dễ nhìn

Lần đầu tiên đến nhà một người bạn, bạn sẽ chú ý đến điều gì đầu tiên? Có phải bạn sẽ để ý nhà cửa có sạch sẽ không? Một ngôi nhà lộn xộn sẽ không tạo được ấn tượng tốt, một chiến dịch email cũng vậy.

Đừng ngại khi có những khoảng trống. Những từ mà bạn đang viết và những hình ảnh mà bạn dùng, chúng cũng cần chỗ trống để thở, nếu không thì chúng sẽ mất đi ảnh hưởng đấy.

Sự lạm dụng màu sắc và font chữ có thể làm cho email của bạn trở thành lộn xộn. Sử dụng màu chữ chói hay quá tối không phải là một ý kiến hay. Một nền màu sáng hơn không những tạo cảm giác sạch sẽ hơn mà còn làm cho chữ dễ đọc hơn.

Bước 2: Làm cho chiến dịch của bạn trở nên hấp dẫn hơn

Có thể làm cho một email trở nên sáng sủa, nhưng nó chưa hẳn sẽ thu hút người đọc. Bạn có thể chỉ cần để số lượng chữ nhất định nào đó, và một ít màu sắc hay hình ảnh để thu hút nhãn quan. Có những email newsletter không có bất kỳ một hình ảnh nào, và từ đầu tiên hiện trong đầu người tiếp nhận là “chán”.

Người ta thường nói “một bức tranh có thể thay cho hàng vạn lời nói”, câu này rất đúng. Nó đúng bởi vì có thể làm cho 1 email truyền thông trở nên hấp dẫn hơn hàng vạn lần.

Màu sắc cũng vậy, sử dụng nhiều quá hay ít quá cũng đều được xem là sử dụng không đúng mức, nên sử dụng một vài màu sắc trong chiến dịch email của bạn.

Còn về hình ảnh thì sao? Nếu bạn đang bán sản phẩm, một hình ảnh bắt mắt và thú vị kèm theo sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn. Trong trường hợp của bạn, bạn có thể làm tốt khi để một vài hình ảnh trong chiến dịch của bạn.


Nếu như bạn là một công ty phi lợi nhuận đang cảm ơn những mạnh thường quân đã góp tiền gây quỹ cho trẻ em, hãy kèm theo hình một đứa bé đang tươi cười rạng rỡ khi nhận được sự giúp đỡ quyên góp của họ.

Bước 3: Xây dựng và hỗ trợ thương hiệu


Thương hiệu không chỉ để dành cho những công ty lớn. Nó cũng rất quan trọng đối với những doanh nghiệp nhỏ. Để xây dựng một hình ảnh thương hiệu đồng nhất, tất cả tài liệu của bạn nên có một cái nhìn đồng nhất và tạo nên cảm giác rằng bạn đang truyền tải tính chất và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

Hãy lấy một mẫu email với thiết kế mà sẽ bổ sung cho trang web của bạn và những tài liệu marketing khác. Một khi tìm thấy một chiến dịch hợp với mục đích của bạn, hãy thiết kế lại cho phù hợp với mục đích và bám lấy nó.


Cũng rất quan trọng khi đính kèm logo công ty bạn trong các chiến dịch emai như là một phần trong việc xây dựng thương hiệu. Bạn có thể sử dụng những màu sắc của logo để làm màu đặc trưng sử dụng cho chiến dịch của bạn.

Bước 4: Đưa ra một lời kêu gọi hành động

Bạn muốn ngưới nhận email làm gì sau khi họ đọc email của bạn? Bạn có muốn họ truy cập vào trang web công ty, mua sản phẩm hay tham gia vào một chương trình?

Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bất cứ điều gì bạn muốn họ làm đều rõ ràng, chính xác và được xuất hiện một cách nổi bật trong chiến dịch. Và mỗi thông điệp sẽ trở nên hiệu quả nhất khi nó có sử dụng lời kêu gọi hành động.

Bước 5: Xem lại chiến lược một lần trước khi gửi đi

Bạn biết rằng luôn luôn phải kiểm tra chiến lược đó trước khi gửi ra ngoài bằng cách gửi thử cho chính mình một email. Mặc dù khi thử trên màn hình của bạn có thể trông nó rất tuyệt, nhưng có thể nó sẽ khác đối với những người nhận đấy.


Nếu bạn hứng thú với những thông tin trên, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

 
Ngô Nguyễn Ngọc Anh
Fibo Web Super Advisor

Email: anh.nnn@fibo.vn

Mobile: 0908 437 914

Telephone: (08) 7303 7399 Ext: 1571
Fax: (08) 6264 5982
Y!M: anh.fibo
Skype: anh.fibo
Facebook: www.facebook.com/Fibo.vn

7 lỗi chết người của email marketing


Bạn không cần phải là nhà nghiên cứu và phân tích email marketing để biết xem người nhận thích và không thích điều gì. Những kinh nghiệm cá nhân sẽ rất hữu ích cùng với những thông số như tỉ lệ click chuột, conversion, unsubcribe và than phiền về spam.

Điều gì làm cho bạn chào đón một email hay xoá nó? Hãy sử dụng những hiểu biết này vào chương trình gửi email của bạn.

1. Gửi email người nhận không yêu cầu

Khi người nhận thấy email của bạn, điều cuối cùng bạn muốn là làm cho họ tự hỏi, “ai đây” hay “tại sao tôi lại nhận cái này” hay tệ hơn là “lẽ ra tôi không nên đưa họ địa chỉ email của mình!”

Họ sẽ tức giận hơn khi không biết là bạn đã lấy địa chỉ email của họ từ đâu. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn lấy địa chỉ từ danh sách của người khác.

Thậm chí họ cũng không chấp nhận dù trước đó đã cung cấp địa chỉ email cho một bộ phận khác trong công ty bạn. Tại sao? Đơn giản là vì sự cho phép không thể chuyển giao. Nếu bạn không làm rõ ngay từ đầu rằng việc đăng kí nhận một loại thông tin cụ thể cũng có nghĩa là đăng kí nhận những thông tin khác, thì bạn đừng giả đinh rằng họ sẽ nhận bất cứ những gì bạn gửi.

Tránh thế nào: thông báo cho người đăng kí lí do tại sao họ nhận được email và mời họ tham gia đăng kí nhận những thông tin khác. Nếu nội dung của bạn có liên quan và chất lượng tốt, họ sẽ sẵn lòng đăng kí nhận thêm thông tin. Xây dựng danh sách người nhận với những thuộc tính khác nhau dựa trên những quan tâm riêng của từng người và không gộp chung tất cả vào một danh sách. Hơn nữa hãy nói không khi các phòng ban khác muốn sử dụng danh sách này, ngoại trừ đã có sự cho phép.

2. Gửi email có nội dung khác với những điều đã cam kết

Giả sử bạn đã đăng khí nhận bản tin hàng tuần về những xu hướng mới nhất trong ngành. Nhưng trong email nhận được, chỉ có 10% là thông tin bạn cần, còn 90% là thông tin giới thiệu sản phẩm và khuyến mãi. Email sẽ bị bỏ ngay vào hộp spam!

Email của bạn không phải là duy nhất và thời kì khách hàng mong mỏi nhận email của bạn đã trở thành quá khứ.

Tránh thế nào: hãy thành thật với những đề nghị khi họ đăng kí. Nếu email của bạn có nội dung tốt và liên quan tới những gì khách hàng quan tâm, họ sẽ không có cảm giác bị lừa khi nhận email của bạn.

Bạn có thể chuyển hướng nội dung email với những người đăng kí cũ, nhưng hãy thành thật với những gì bạn đang làm và giá trị bạn mang lại cho họ là gì.


3. Gửi email không thể đọc được trên smart phone hay điện thoại di động

Ngày càng có nhiều người check mail trên điện thoại di động, nhưng không phải ai cũng đọc những email có dung lượng lớn và thiết kế bắt mắt trên một chiếc iPhone.

Việc đặt tất cả những thông tin chính như kêu gọi hành động, đăng kí không nhận bản tin hay thông tin liên lạc vào email mà không thể đọc được trên smartphone sẽ chỉ tốn thời gian của người nhận. Họ sẽ xoá email trong tích tắc mà không cần suy nghĩ.

Tránh thế nào: viết những lời chào hàng thật ngắn gọn và xúc tích. Nếu đủ hấp dẫn, người đọc sẽ giữ lại để đọc sau khi truy cập trên máy tính.


4. Gửi email nhiều đường link và hình ảnh bị lỗi


Nó làm cho thông điệp trông giống như spam và trở nên không đáng tin. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thương hiệu hay hình ảnh công ty. Những đường link, hình ảnh bị lỗi hay sử dụng sai hình ảnh – chưa nói đến sử dụng sai thông điệp kêu gọi hành động - tất cả điều này để làm lãng phí thời gian của người nhận.

Tránh thế nào: đưa quy trình kiểm tra (gửi thử) vào trong bất kì kế hoạch, chương trình email marketing. Việc bạn kiểm tra kĩ càng nội dung trước khi gửi sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn là tạo thêm một chương trình gửi email xin lỗi.


5. Gây khó khăn trong quá trình từ chối nhận bản tin

Đầu tiên, điều này vi phạm luật chống spam vì bạn không được phép ẩn chức năng từ chối nhận bản tin (unsubcribe) hay buộc người nhận nhập mật mã, tham gia khảo sát hay thực hiện những quy trình phức tạp để đăng kí không nhận tin.

Thứ hai, điều này sẽ tạo phản ứng ngược. Có thể bạn cho rằng đây là cách khôn ngoan để duy trì số lượng email trong danh sách, nhưng nó sẽ chẳng có tác dụng gì đâu.

Người nhận khi không thấy đường link từ chối nhận tin (unsubcribe) hay hiểu hướng dẫn sẽ nhấn ngay vào nút spam hay delete. Và khi email kế tiếp của bạn tới, họ lại tiếp tục hành vi tương tự. Hành vi này càng lập lại càng ảnh hưởng không tốt đến uy tín của bạn và sẽ làm cho quá trình gửi email tới đúng những đối tượng mong đợi nhận sẽ khó khăn hơn.

Tránh thế nào: hầu hết các ESP (nhà cung cấp dịch vụ gửi email) đều có những công cụ giúp người nhận từ chối nhận bản tin (unsubcribe) một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn muốn tích hợp dữ liệu, hãy trao đổi với các ESP để có những phương án tích hợp dữ liệu một cách tối ưu.


6. Gửi email chào hàng lại khi người nhận vừa mới mua sản phẩm

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi vừa mới mua một món hàng nào đó sau khi nh ận thông tin từ email và ngay email sau họ lại gửi một lời chào hàng về chính sản phẩm bạn vừa mới mua!

Người gửi email chắc chắn không biết bạn là ai và cũng không biết bạn đã chi bao nhiêu cho sản phẩm vừa mua. Có thể họ đã cập nhật nhưng không sử dụng những thông số về khách hàng để tích hợp vào thông điệp email mang tính cá nhân hoá.

Những điều trên sẽ không thể cải thiện các chương trình email marketing.

Tránh thế nào: Một chương trình gửi email mời chào hàng lại là một ý tưởng tuyệt vời để dành lại sự quan tâm của những khách hàng cũ, những người đã dần quên đi những giá trị mà sản phẩm của bạn mang lại. Những chương trình này cũng giúp làm sạch và cập nhật danh sách email khách hàng. Hãy kiểm tra kỹ những thông tin về dữ liệu khách hàng trước khi gửi. Tuy nhiên bạn cần xem xét kĩ và tổng hợp các thông tin khi mỗi lần tiếp xúc với khách hàng để tạo ra một thông điệp mang tính cá nhân hoá cao.


7. Gửi nhiều email hơn mong đợi

Người nhận sẽ lựa chọn số lần nhận email (theo tuần hay tháng) khi đăng kí nhận bản tin. Việc gửi email với số lượng nhiều hơn cam kết sẽ giết chết danh sách của bạn và tạo ra những than phiền về spam và từ chối nhận bản tin.

Tránh thế nào: thiết lập sẵn số lần gửi khi người nhận đăng kí nhận bản tin và hãy tuân thủ theo cam kết. Vào những mùa cao điểm, bạn có thể gia tăng số lần gửi bằng cách tạo ra những danh sách phụ trong một khoảng thời gian giới hạn nhất định và mời những người nhận đăng kí vào danh sách đó.


8. Càng làm hài lòng người nhận thì kết quả sẽ càng tốt hơn


Bạn không cần phải là nhà nghiên cứu và phân tích email marketing để biết xem người nhận thích và không thích điều gì. Những kinh nghiệm cá nhân sẽ rất hữu ích cùng với những thông số như tỉ lệ click chuột, conversion, unsubcribe và than phiền về spam. Điều gì làm cho bạn chào đón một email hay xoá nó? Hãy sử dụng những hiểu biết này vào chương trình gửi email của bạn.

Nếu vẫn còn đau đầu về những vấn đề như tại sao tỉ lệ spam và từ chối nhận tin gia tăng, hãy hỏi họ! Mỗi môt từ chối nhận bản tin có thể giúp bạn hiểu họ muốn gì.


Nếu bạn hứng thú với những thông tin trên, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

 
Ngô Nguyễn Ngọc Anh
Fibo Web Super Advisor

Email: anh.nnn@fibo.vn

Mobile: 0908 437 914

Telephone: (08) 7303 7399 Ext: 1571
Fax: (08) 6264 5982
Y!M: anh.fibo
Skype: anh.fibo
Facebook: www.facebook.com/Fibo.vn

Chiến lược email marketing cho doanh nghiệp nhỏ


Mark Twain đã có lần viết trong một lá thư vào năm 1897 “…báo cáo về cái chết của tôi là một sự cường điệu…”. Điều này cũng tương tự như những điều mà các chuyên gia nói về sự sụp đổ của email marketing.

Trên thực tế, email marketing chưa “chết”, nó chỉ đang chuyển mình để trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt khi được tích hợp với các kênh marketing khác. Và bí quyết để thành công trong thời đại này,đó là các nhà tiếp thị ( marketers) phải hiểu được khách hàng của mình.

Các chuyên gia tin rằng, sự phát triển mạnh mẽ của social media sẽ lấn át hình thức quảng cáo bằng email. Tuy nhiên, điều này không thực sự đúng. Mọi người vẫn đăng kí vào các danh sách email vì họ muốn có được thông tin họ cần gửi về tận nơi thay vì đi ra ngoài và tìm kiếm một mạng xã hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm. Một yếu tố thuận lợi đối với email marketing đó là có một bộ phận lớn dân số thế giới nói chung vẫn gắn bó và sử dụng email thường xuyên.

Tuy nhiên, một điều đáng tiếc đối với người sử dụng email đó là họ không có cách nào để thông tin ngược được, bởi email không có độ tương tác cao giống như các kênh truyền thông xã hội khác ( social media). Hầu hết email được gửi từ một địa chỉ email chung và không phải được quản lý bởi con người. Đó là lí do vì sao cần tích hợp thêm các hình thức khác. Nhớ rằng, với danh sách email của mình, bạn đang có trong tay những người sẽ quan tâm đến lời nhắn của bạn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể liên hệ được với bạn. Điều đó có nghĩa là, cần một công cụ chuyên sâu hơn cho email marketing chứ không chỉ đơn thuần là một hệ thống cung cấp danh sách khách hàng như trước nữa.

“Xã hội hóa“ email marketing

Qua rồi cái thời mà email marketing chỉ là gửi đi các văn bản, đó là lí do vì sao các dịch vụ đi kèm với email lại nở rộ. Các loại dịch vụ này đã cung cấp các “social add-ons” khiến bạn có thể chắc chắn rằng các email marketing hoàn toàn có thể kết nối được với các kênh truyền thông xã hội khác. Điều này cũng tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể khởi động một chiến dịch trong đó có sử dụng email.

Một số các dịch vụ này cho phép bạn phân loại danh sách email. Ví dụ, nếu bạn đang chạy một chiến dịch cụ thể trên Facebook, bạn có thể gửi đi một email đến các khách hàng mục tiêu sử dụng Facebook với cùng một địa chỉ email.

Tích hợp với các công cụ phân tích

Bất kì dịch vụ của email nào cũng đều cung cấp các công cụ phân tích đi kèm. Chú ý đến những con số phân tích này sẽ giúp bạn xây dựng được chiến lược email marketing dài hạn thành công. Bạn sẽ có thể biết được không chỉ là tỉ lệ mở mail, mà còn là tỷ lệ click vào các link khác – các link không trực tiếp dẫn đến site của bạn.

Khi kết hợp các công cụ phân tích này cùng các bộ phân tích website của bạn và các kênh xã hội khác như Facebook hoặc các dịch vụ giám sát hoạt động social media, bạn có thể từ đó điều chỉnh các email marketing sao cho thu hút hơn đối với từng phân đoạn khách hàng dựa trên cơ sở phân tích.

Đừng giới hạn email của bạn chỉ trong những dòng chữ vô cảm.

Sự trỗi dậy của social media cũng là một lợi thế đối với email marketing. Bạn sẽ không còn phải gửi đi những email chỉ là những văn bản chán ngắt. Bạn có thể chèn vào đó hình ảnh, video, thậm chí cả các file âm thanh..- những thứ có thể giúp tăng tỷ lệ mở và click thông qua chiến dịch email marketing. Đây cũng là cơ hội để các nội dung độc quyền có thể tiếp cận được với số lượng danh sách khách hàng cụ thể, những người không chỉ muốn nhận thông tin của bạn mà còn chia sẻ nó.

Bạn thậm chí có thể chèn thêm nút “share” trực tiếp vào trong chiến dịch email cho từng loại nội dung mà bạn đang thực hiện. Nếu khách hàng mở email của bạn, họ sẽ cảm thấy những thông tin nhận được có giá trị và muốn chia sẻ nó với bạn bè họ. Đó là lí do tại sao chiến dịch của bạn nên cho phép các thành viên có thể chia sẻ nội dung một cách dễ dàng với mạng lưới của họ. Đó là một hình thức tích hợp mà bất kì một doanh nghiệp nhỏ nào cũng nên tận dụng.

Tích hợp các chiến lược email marketing với các kênh truyền thông khác có thể được thực hiện dễ dàng, nó chỉ mất một chút công lên kế hoạch và xem xét lại các thông số phân tích để đưa ra chiến lược. Hãy nhớ, nền tảng thành công của bạn trong việc tích hợp chiến dịch email marketing với các kênh marketing khác nằm ở chỗ bạn phải hiểu rõ khách hàng của bạn và các thông tin mà họ cảm thấy đủ giá trị để chia sẻ.


Nếu bạn hứng thú với những thông tin trên, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

 
Ngô Nguyễn Ngọc Anh
Fibo Web Super Advisor

Email: anh.nnn@fibo.vn

Mobile: 0908 437 914

Telephone: (08) 7303 7399 Ext: 1571
Fax: (08) 6264 5982
Y!M: anh.fibo
Skype: anh.fibo
Facebook: www.facebook.com/Fibo.vn

Những chú ý khi tiến hành một chiến dịch email marketing


Với một salesman, một trong những yếu tố quyết định thành bại là bài giới thiệu 30 giây. Còn với một chiến dịch email marketing, trọng trách này được đặt vào cái gọi là welcome email. Ngoài việc cần phải tạo sự khác biệt, bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

1. Thời điểm: càng sớm càng tốt

Về mặt kỹ thuật, email sẽ tự động gửi đi sau khi khách hàng đăng ký trên website. Rất hiếm khi xảy ra tình trạng “im hơi lặng tiếng”, nhưng sự chậm trễ là điều thường xuyên xảy ra. Hãy tưởng tượng, bạn nhận được thông báo “Vui lòng kiểm tra email để xác nhận thông tin”, bạn vào inbox, nhấn refresh/receive và chờ, 3 phút rồi 5 phút trôi qua (bạn bắt đầu sốt ruột), thêm 5 phút nữa và bạn quyết định không thèm để ý đến nó nữa. Hãy thường xuyên phối hợp với bộ phận kỹ thuật kiểm tra tình trạng của server để kịch bản trên mãi chỉ là tưởng tượng!

2. Thiết kế: phù hợp


Welcome email vừa là khởi đầu cho chiến dịch email marketing vừa là sự tiếp nối về nội dung từ website của bạn. Do đó, đừng lạm dụng sức sáng tạo ở đây, hãy cứ giữ những màu sắc, hình ảnh, font chữ đặc trưng của website. Trong hầu hết các trường hợp, “trước sau như một” luôn là lựa chọn đúng đắn.

3. Nội dung (1): ngắn gọn


Không ai thích một kẻ vừa gặp mặt mà đã nói nhiều! Tôi chắc là bạn có rất nhiều thông tin, bài viết vừa “kool”, vừa “hot” mà lại “cực đỉnh” muốn chia sẻ với khách hàng, nhưng hãy để dành cho những email tiếp theo. Kiểm tra welcome email của bạn với các phần mềm để chắc rằng không phải dùng thanh cuộn mới có thể đọc hết nó.

4. Nội dung (2): khác biệt

 
Không ai thích một kẻ toàn nói lại những điều người khác đã nói! Tham khảo bài viết “Welcome email – lời chào cao hơn mâm cỗ” nhé.

5. Nội dung (3): kêu gọi hành động (call to action)


Đừng nghĩ welcome email chỉ là lời chào mà bỏ qua việc đề nghị khách hàng làm một điều gì đó. Mời họ xem những bài viết hay nhất, tải bản dùng thử, cung cấp đầy đủ thông tin (và nhận quà),… Hãy nghĩ thêm nhiều cách để giữ chân khách hàng trong luồng thông tin của bạn. Cá đã vào ao, đừng để nó bơi đi chỗ khác!


Nếu bạn hứng thú với những thông tin trên, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

 
Ngô Nguyễn Ngọc Anh
Fibo Web Super Advisor

Email: anh.nnn@fibo.vn

Mobile: 0908 437 914

Telephone: (08) 7303 7399 Ext: 1571
Fax: (08) 6264 5982
Y!M: anh.fibo
Skype: anh.fibo
Facebook: www.facebook.com/Fibo.vn

Tại sao chúng ta nên sử dụng phần mềm Autoresponder?

 
1. Gửi mail không giới hạn cho những người bạn kết nối với mình:

Bạn có thể cài đặt của việc gửi tin nhắn không giới hạn đến những người bạn hay khách hàng đã đăng kí nhận mail bằng việc dùng chương trình Autoresponder. Ví dụ, bạn có thể lập trình mail có tên là A được gửi vào ngày thứ 2 và theo sau đó là mail có tên là B vào ngày thứ 3 và tiếp tục về sau. Kỹ thuật này hiện tại thường được sử dụng thường xuyên nhất dành cho dân Internet Marketer.

2. Chuyển hướng khách viếng thăm và người đăng kí thành khách hàng:

Chương trình gửi mail tự động cho phép bạn giữ được thông tin liên lạc của khách viếng thăm. Tình hình thực tế thì có khoảng 60% khách viếng thăm và người đăng kí không buôn bán trong lần đầu viếng thăm. Khách đến nhà thường hay quên tên website, sản phẩm hay thậm chí tên của bạn sau lần đầu gặp mặt. Chương trình gửi mail tự động sẽ giúp giữ website, sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc tên trong tư duy của khách đến nhà.


3. Hãy để công việc kinh doanh trên internet hoàn toàn tự động:

Xây dựng 1 công việc kinh doanh trực tuyến 1 cách tự động không có gì khó khăn nếu bạn biết cách sử dụng chương trình gửi mail tự động. Chương trình gửi mail tự động có thể được sử dụng để truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ và website của bạn.

Thêm những tin nhắn bán hàng vào chương trình gửi mail tự động kết nối với những thông tin của những khách hàng tiềm năng thật sự muốn hoặc cần. Dùng hệ thống gửi mail tự động của bạn gửi biên lai và lởi cảm ơn đến khách hàng sau khi họ vừa mới đặt 1 đơn hàng đầu tiên. Tất cả những điều cần phải làm là bạn cần phải học cách tham gia vào và để chương trình gửi mail tự động làm việc thay bạn.


4. Tránh trở thành 1 người gửi thư Spam:


Để trở thành dân tiếp thị mail, bạn phải gửi rất nhiều mail đến những người đã đăng kí vào danh sách của bạn. Tuy nhiên có 1 vài người không thích nhận mail và muốn ra khỏi danh sách của bạn. Nếu những người đăng kí không thể nào huỷ bỏ việc nhận mail từ danh sách của bạn, họ sẽ báo cáo và cho bạn là 1 kẻ chuyên gửi thư spam.

Các nhà cung cấp dịch vụ Internet sẽ đưa bạn vào danh sách đen dành cho mail được gửi trong tương lai và bị block được gửi vào hộp thư spam của người đó. Bạn phải tìm ra cách nếu 1 lần mình bị block, bạn phải đưa ra vấn đề ngay và cố gắng hướng đến những người đăng kí hoặc khách hàng mới.

Chương trình gửi mail tự động sẽ gửi cho bạn 1 link huỷ bỏ đăng kí nhận mail. Trong 1 lần họ click vào link huỷ bỏ đăng kí, họ sẽ được dẫn đến trang hiển thị thông tin mà họ đã huỷ bỏ đăng kí. Chương trình sẽ tự động di chuyển họ ra danh sách của bạn. Vì thế hãy tiết kiệm và tránh những rắc rối bằng việc thêm và xoá thông tin bằng tay.

Công Nghệ Email Marketing của FiBo Web




FiboWeb sở hữu hệ thống Datacenter riêng theo chuẩn mới nhất (Cloud Datacenter), nền tảng hạ tầng hùng mạnh, có đủ khả năng đáp ứng bất kỳ nhu cầu nào của khách hàng.

Đối với lĩnh vực Email Marketing, chúng tôi sở hữu công nghệ Load Balancing độc quyền để phân tải cho nhiều Email Server à đảm bảo việc gửi email tốc độ nhanh, ổn định và ít bị đưa vào blacklist của các tổ chức chống Spam trên toàn thế giới.


1. Công nghệ tốt nhất

 
Hệ thống phân tải (Load Balacing) giúp tốc độ gửi nhanh đồng thời
Hệ thống riêng biệt kiểm soát tình trạng email giúp maillist luôn luôn “sạch” thông qua việc kiểm tra và đánh dấu các email rác trong quá trình sử dụng.
Hệ thống sẵn sàng đáp ứng đối với những khách hàng có nhu cầu gửi email với tốc độ cao từ 2.000-50.000 email/giờ , thậm chí nhiều hơn nữa với hệ thống chuyên biệt dành riêng. 


Hệ thống Email Marketing của Fibo có rất nhiều tính năng hỗ trợ cho khách hàng quản lý chiến dịch Email Marketing của mình. 


2. Khách hàng nhiều nhất

Chúng tôi hiện đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam trong dịch vụ Email Marketing, có rất nhiều đối tác lớn đã và đang sử dụng dịch vụ của này của FiboWeb:

3. Chi phí rẻ nhất


Giá dịch vụ Email Marketing của FiboWeb rẻ nhất Việt Nam và chỉ bằng 1/3 giá thế giới.


Nếu bạn hứng thú với những thông tin trên, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
 
Ngô Nguyễn Ngọc Anh
Fibo Web Super Advisor

Email: anh.nnn@fibo.vn

Mobile: 0908 437 914

Telephone: (08) 7303 7399 Ext: 1571
Fax: (08) 6264 5982
Y!M: anh.fibo
Skype: anh.fibo
Facebook: www.facebook.com/Fibo.vn

Tuyệt chiêu “Chờ Sung Rụng” - Email marketing

Vị trợ lý hoàn hảo

Bạn đã bao giờ có một trợ lý marketing, người thay bạn liên hệ, giới thiệu sản phẩm với khách hàng chưa?

Tay trợ lý này vô cùng chăm chỉ. Bất kể đó là nửa đêm, chủ nhật hay ngày lễ, hắn vẫn làm việc không một lời kêu ca.

Hắn cực kỳ vâng lời. Những gì bạn muốn nói với khách hàng sẽ được truyền đạt chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy.

Không như hầu hết marketer, ghét cái cũ, lúc nào cũng muốn sự mới mẻ. Tay trợ lý này lúc nào cũng hào hứng cho dù chiến dịch của bạn không thay đổi từ năm này sang năm khác!

Tuyệt quá phải không?

Tôi sẽ cho bạn biết tên vị trợ lý này: Email trả lời tự động!

Customer First

Có điểm gì chung trong những email trả lời tự động mà bạn nhận được? Hầu hết là thông tin liên hệ! Một sai lầm, đồng thời là sự lãng phí rất lớn. Để tôi diễn giải cho bạn nhé: Khách hàng gửi email hỏi về sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Ngay lập tức, bạn trả lời (thông qua email tự động) bằng cách đề nghị họ hãy liên hệ lại bằng điện thoại, địa chỉ và website. Thật buồn cười phải không? Bởi theo đúng logic, cái khách hàng nhận được phải là những đặc trưng, ưu điểm, lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp.

Là một marketer hay salesman/saleswoman, bạn phải coi email trả lời tự động là một chiến dịch email marketing. Điều đó đồng nghĩa với việc nội dung phải dành cho khách hàng chứ không phải dành cho bạn. Nó cần phải hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc chứng minh cho khách hàng thấy rằng bạn là người đáng tin cậy (để làm ăn).

Email server hiệu quả cho kinh doanh

Doanh nhân đang gặp khó khăn trong việc quản lý nhân viên?

Nhân viên chưa hiệu quả? Chưa dùng email đúng mục đích? Chưa dùng email doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh dịch vụ của công ty? Họ đang dùng những email miễn phí? (gmail?yahoo? hay các email khuyến mại hàng loạt vnn.hn.vn? vnn.hcm.vn? viettel.vn? ftp.vn? …).

Tất cả đang được các nhân viên mang thương hiệu hình ảnh người khác đi phát triển hộ. Vì sao? Doanh nhân (Các giám đốc chưa nhận ra, đâu là hình ảnh doanh nghiệp mình?) Tại sao không dùng email server (Email được dùng trên đường truyền ổn định, không spam, email mang thương hiệu tên miền công ty…)

Quý khách đang dùng share Web Hosting để dùng Mail?

Mail bị Spam,Virus?

Hoạt động không ổn định?

Bị từ chối vì mail bạn bị đưa vào BlackList cho là spam?

Không kiểm soát được nội dung?

Không check mail online / offline & webmail?

Email server sẽ đáp ứng và xử lý tốt các tình huống trên.

Email Server của Fibo là giải pháp Email dành cho các công ty có nhu cầu sau:
Sử dụng số lượng Email nhiều để giao dịch thương mại.
Đòi hỏi tốc độ cực nhanh – ổn định – liên tục.
Đáp ứng được các tính năng kỹ thuật của Email offline.
Quản lý được nội dung email của nhân viên.

Chúng tôi bảo đảm:

  • Fibo là đơn vị duy nhất tại Việt Nam bảo đảm Email Server không lọt vào BlackList của các tổ chức chống SpamMail trên toàn thế giới.
  • Hỗ trợ hệ thống tự động backup: hàng ngày (daily backup).
  • Hỗ trợ Install Backup (lưu trữ tức thời): sử dụng trong việc lưu trữ dự phòng toàn bộ email.
  • Sử dụng hệ thống server siêu mạnh (Server Dual-Quad Core Xeon với 8 CPU).
  • RAM: 8 GB.
  • Hướng dẫn và cài đặt email miễn phí.
  • Backup email (weekly backup và monthly backup).
Nhiều công ty đã sử dụng và đánh giá cao dịch vụ email server của Fibo như:

Xu hướng quảng cáo trực tuyến ở Viêt Nam hiện nay

Quảng cáo trực tuyến là gì?

Quảng cáo trực tuyến là hình thức quảng cáo trên Internet, ra đời sau Internet không lâu. Ngày nay, cùng với sự phát triển vũ bão của Internet, quảng cáo trực tuyến thông qua Internet trở nên phổ biến hơn, dần chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường quảng cáo và đang lấn sân các loại hình quảng cáo truyền thống.

Các loại hình quảng cáo trực tuyến:

QUẢNG CÁO BẰNG BANNER:


Là hình thức các khách hàng đặt banner trên các trang website nổi tiếng và có số lượng người truy cập đông.

QUẢNG CÁO TRÊN CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM NHƯ GOOGLE, YAHOO… BẰNG CÁC TỪ KHÓA:


Là hình thức khi khách hàng truy vấn một cụm từ khóa để tìm kiếm thông tin thì trang web của khách hàng sẽ xuất hiện ở những vị trí đầu tiên. Khách hàng sẽ trả tiền theo số click của người truy vấn cho các Search Engine.

Các hình thức khác như Email marketing, quảng cáo trên các mạng xã hội….

Xu hướng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay

Sự ra đời của Internet kéo theo xuất hiện hình thức quảng cáo trực tuyến. Chính nhờ khả năng tương tác và định hướng cao,quảng cáo trực tuyến đã dần chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường và đang lấn sân các loại hình quảng cáo truyền thống như truyền hình và báo in. Doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2009 đạt 278 tỷ đồng, tương đương 15,5 triệu đôla, theo số liệu mới công bố của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo.

"Dù vẫn còn non trẻ, thị trường quảng cáo Việt Nam đã tăng trưởng 71% so với năm 2008", ông Lukas Mira, Giám đốc trực tuyến của Cimigo nhận xét. Đây là lần đầu tiên một báo cáo tổng hợp doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam được công bố.

Trước những năm 2000, quảng cáo ở Việt Nam chủ yếu là truyền hình và báo in. Đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam phải kể đến VnExpress. Khi báo này ra đời vào năm 2000 với hình thức đặt banner quảng cáo, khách hàng sẽ trả phí theo vị trí và độ lớn của banner đặt trên site, hình thức này đã nhanh chóng phổ biến sau đó. Nhưng hiện nay hình thức này có thể nói là đã quá quen thuộc và chi phí cao vì với hình thức này khách hàng không nắm được mức độ hiệu quả của quảng cáo. Hơn nữa, khi có sự cố như nghẽn mạng, website bị tấn công từ chối dịch vụ... phần thiệt hại sẽ thuộc về khách hàng vì lúc đó dù số lượng truy cập bị giảm rất nhiều, thậm chí bằng không, họ vẫn phải trả tiền quảng cáo như ngày thường. Thứ hai là quảng cáo bằng banner theo kiểu này có tính định hướng rất thấp vì banner chỉ được "treo" lên cố định ở một chỗ, theo từng chuyên mục của website và nằm yên đó, không thay đổi dù nhiều khi những thông tin bài viết nằm dưới nó liên quan rất ít, thậm chí chẳng liên quan gì đến sản phẩm được quảng cáo.

Trên thế giới, quảng cáo bằng Google Adwords đang có hai khuynh hướng chính: tính phí theo số lượt quảng cáo (pageviews) trên mỗi 1.000 lần xem (CPM - Cost Per Thousand Impression) và tính phí theo giá trị của mỗi click vào quảng cáo (CPC - Cost Per Click).

Hiện nay hình thức quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm đã bắt đầu được biết đến ở Việt Nam và chủ yếu xuất hiện trên Google.com.vn với hai hình thức chính là Google Adwords và Google Adsense. Đây là hai hình thức quảng cáo mà khách hàng phải trả tiền cho Google. Và một hình thức quảng bá khác, khách hàng không phải trả phí cho Google là SEO (Search Engine Optimization), tuy mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn nhưng hầu như ở Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi. Đây là một hình thức mới và là một trong những xu hướng quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các hình thức quảng cáo này với ưu điểm là chi phí thấp, khách hàng có thể kiểm soát được hiệu quả của chiến dịch marketing so với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, một đặc điểm nổi bật hơn cần quan tâm đó là tính định hướng cực kỳ cao, giúp cho các nhà quảng cáo tìm đúng đối tượng khách hàng mình cần và khách hàng sẽ tự tìm đến với doanh nghiệp.

Phương pháp làm marketing trực tuyến

E-marketing xuất hiện khi nào?

E-marketing là hình thức marketing tương đối mới ở Việt Nam. Từ khi Internet xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1997 thì thuật ngữ Thương mại điện tử và E-marketing cũng bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiện, phần lớn người Việt Nam thường có suy nghĩ chưa đúng khi cho rằng Thương mại điện tử chính là E-marketing, nhưng thật ra đây là hai lĩnh vực khác nhau hoàn toàn.

Phương pháp làm E-marketing:

Có rất nhiều phương pháp làm E-marketing khác nhau nhưng phổ biến nhất là một số phương pháp sau đây và cũng đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng khá nhiều:

Email marketing là hình thức gửi thư điện tử đến khách hàng. Đây là phương pháp Marketing khá chung, không đánh đúng khách hàng tiềm năng và có thể gây ra sự khó chịu cho người nhận mail. Phương pháp Email Marketing khá đơn giản, chỉ cần bạn có trong tay danh sách email của khách hàng và một phần mềm là có thể gửi Email marketing.


ĐẶT BANNER QUẢNG CÁO:

Là hình thức đặt banner hình ảnh và link liên kết của công ty mình tại những trang web đã nổi tiếng có lượng người truy cập lớn như Tuoitre.com.vn, Vietnamnet…. Hình thức này khá tốn kém nhưng giúp khách hàng dễ nhận biết thương hiệu của công ty.


LÀM SEO (SEARCH ENGINE OPTIMIZATION - TỐI ƯU HÓA WEBSITE TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM):

Với phương pháp làm SEO sẽ làm cho website sẽ luôn đứng top đầu của Google với một cụm từ một nhóm hàng cụ thể nào đó và sẽ đánh đúng khách hàng tiềm năng, chi phí cũng tương đối thấp và khách hàng thường rất tin tưởng vào những website này.


PHƯƠNG PHÁP MARKETING LAN TRUYỀN (VIRAL MARKETING):
Hình thức quảng cáo này bắt đầu từ giả thuyết một khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dich vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. nó giống như con virus lan truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác và theo cấp số nhân. Nhưng để làm được điều này là không phải dễ. Để đạt được hiệu quả tối ưu trong phương pháp Marketing lan truyền này, các nhà Marketer online phải lập một chiến dịch quảng cáo trực tuyến thực sự hiệu quả, lôi cuốn và gây được sự chú ý của mọi người.

Chăm sóc khách hàng trực tuyến như thế nào?

Với sự phát triển của Internet, sự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp là rất dễ dàng và nhanh chóng. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào việc cung cấp sản phẩm tốt mà chăm sóc khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng thông qua các hình thức:
  • Cập nhật thông tin trên website: đây là nơi mà khách hàng có thể tự tìm hiểu các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ. Bạn cần chăm sóc các nội dung và bố cục, trình bày của website mình thật tốt. Website là bộ mặt của công ty, một website chất lượng sẽ để lại nhiều ấn tượng với khách hàng.
  • Thường xuyên phúc đáp những câu hỏi của khách hàng: những thông tin thắc mắc của khách hàng bạn phải trả lời một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn nên xây dựng một số câu hỏi thường gặp và mục tìm kiếm để khách hàng dễ dàng tìm được những thông tin khách hàng cần.
  • Hỗ trợ qua email: đây là hình thức hỗ trợ phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Trong doanh nghiệp nên có một bộ phận phụ trách việc tiếp nhận và phản hồi thông tin của khách hàng.
  • Hỗ trợ qua điện thoại: Việc hỗ trợ qua điện thoại sẽ tạo được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào khách hàng cần.
  • Diễn đàn thảo luận: là công cụ chăm sóc khách hàng thân thiện, khách quan. Đây là nơi mà bất kỳ khách hàng nào cũng có thể trả lời được các câu hỏi thắc mắc của các thành viên khác. Điều đó sẽ giúp cho công ty bạn tiết kiệm được thời gian và nhân lực cho việc hỗ trợ khách hàng.
Chăm sóc khách hàng sẽ quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của bạn thì việc khách hàng tìm đến với bạn những lần sau là điều tất yếu. Hãy cung cấp cho khách hàng những điều họ muốn và bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

3 sai lầm nên tránh Email Marketing



 

Mỗi ngày trôi qua, lại có không ít doanh nghiệp bỏ qua nhiều cơ hội bán hàng thành công, vô số những cuộc gặp gỡ và sự kiện đón nhận một tỷ lệ hồi âm thấp hơn rất nhiều so với mong đợi, cũng như rất nhiều công sức, thời giờ và chi phí bỏ ra đổi lấy một thành quả kinh doanh nhỏ nhoi.

Lý do là gì? Bởi lẽ không ít cá nhân thiết kế Email Marketing, đăng thông cáo báo chí, thư bán hàng trực tiếp, bài viết trên website… bỏ mất những thông tin quan trọng mà chính họ ngỡ rằng khách hàng đã nắm bắt.

Hãy nghĩ đến một khách hàng từng lắng nghe về một sản phẩm bạn bày bán hoặc một sự kiện bạn sắp tổ chức, cảm thấy rất hứng thú và muốn mua hoặc tham gia, song cuối cùng lại không thể hoàn thành ý định ấy chỉ vì không nắm bắt rõ làm thế nào để họ mua hàng hoặc dịch vụ từ bạn.

Nguyên do có lẽ vì quá trình mua bán quá phức tạp, hoặc đơn giản vì lỗi kỹ thuật từ phía người bán. Nghe khá buồn cười song đấy là thực tế diễn ra hằng ngày! Và đâu là cảm nhận của người khách hàng khi tình huống ấy xảy đến? Thất vọng, tức giận hay thậm chí mất đi sự tín nhiệm vào thương hiệu của bạn?


Không quá khó để trả lời câu hỏi này và càng ý nghĩa hơn khi bạn có thể khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong việc trao đổi email với khách hàng:

Cho rằng khách hàng nắm bắt mọi chi tiết về lời chào hàng của bạn.

Sự ngộ nhận tồi tệ nhất của một chuyên viên bán hàng chính là ngỡ rằng khách hàng của họ sẽ đọc tất thảy mọi email họ gửi đi, mở xem mọi tin nhắn di động, thư trực tiếp hay nhớ mọi chi tiết trao đổi trong lần gặp gỡ trước đó không lâu.

Khách hàng có quyền quên đi những thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ dù bạn trình bày cùng họ chi tiết đến đâu chăng nữa.

Có lẽ, chính bạn cũng từng nhận đọc một số email nhắc nhở bạn mua sản phẩm ABC hay tham gia sự kiện XYZ, nhưng lại quên đính kèm nơi bán hàng hay địa chỉ sự kiện dù thông tin chi tiết đã được trao đổi trước đó qua điện thoại hay đề cập trong email cũ.

Trừ phi người đọc thật sự hứng thú với sản phẩm hay dịch vụ bạn kinh doanh sẽ sẵn sàng thực hiện công việc tìm hiểu, gọi điện thoại đến bạn để hỏi thăm thông tin, còn phần lớn những người khác sẽ xóa ngay email ấy.

Biện pháp chỉnh sửa: Cho rằng khách hàng rất hay quên. Vì thế, mỗi một email thông tin đến khách hàng luôn cần thiết đính kèm những mẫu thông tin quan trọng về sản phẩm, cuộc hẹn gặp hoặc sự kiện, thậm chí nêu bật những lợi ích mà người đọc sẽ có được từ đó.

Quan trọng hơn, hãy ra cụ thể bước tiếp theo họ nên làm gì.

Đường truyền “chết” sẽ tiêu diệt cơ hội mua bán.

Một trong những sự khinh suất cần tránh nhất là những đường truyền đính trong email gửi khách hàng. Đấy có thể là những đường link “chết” hoặc dẫn khách hàng đến một điểm đến không chính xác.

Đã bao nhiêu lần bạn nhấp chuột vào một đường link để tìm hiểu thêm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ, song nó lại đưa đến trang chủ doanh nghiệp, thay vì sản phẩm bạn tìm, thế là công việc tìm kiếm lại phải tự thực hiện?

Một sai lầm không đáng ấy sẽ tạo cảm giác khó chịu nơi người xem, không ngoại trừ khả năng bạn mất trắng một cơ hội bán hàng dù đã nỗ lực đưa khách hàng chạm đến website của doanh nghiệp.

Biện pháp chỉnh sửa: Đừng bao giờ tưởng rằng các đường truyền của bạn luôn hoạt động hiệu quả bất cứ lúc nào. Luôn kiểm tra chúng trước khi gửi email đi và kiểm tra chúng ít nhất mỗi tuần một lần nhằm đảm bảo mọi thứ đang hoạt động tốt.

Ngoài ra, cũng chắc chắn rằng đường truyền kia sẽ dẫn dắt người đọc đến chính xác nơi chứa đựng các thông tin họ muốn đọc. Hoặc tạo ra một cảm giác dễ chịu không chút tì vết, hoặc bằng một cú nhấp chuột, người khách hàng thiếu kiên nhẫn kia sẽ thoát khỏi website của bạn.

Tiêu đề email đã đủ sức lôi cuốn?

Một yếu tố khác “giết chết” cơ hội bán hàng của bạn chính là không đưa ra bất kỳ một sự gợi ý nào về nội dung của email ngay trên dòng tiêu đề.

Hành động thường có của một cá nhân đối diện với hàng tá email trong hộp thư điện tử, cùng với sự hạn chế về thời gian và lòng kiên nhẫn, chính là xóa bỏ mọi thứ không nằm trong tầm quan tâm của họ. Thật sai lầm khi cho rằng người đọc sẵn sàng mở đọc các thư điện tử mà chẳng cần biết trước nó chứa đựng nội dung gì.

Biện pháp chỉnh sửa:

Kể khách hàng nghe về nội dung sẽ trình bày. Dòng tiêu đề nên giúp người đọc hiểu rõ và khái quát những gì họ sắp tìm thấy trong email.

Thông thường, một lá thư cần thỏa mãn các câu hỏi về ai, việc gì, khi nào, ở đâu và vì sao trong khi dòng tiêu đề cần phản ánh những yếu tố ấy càng nhiều càng tốt.

Nếu bạn có thể giúp người đọc biết được những gì họ có thể kỳ vọng tìm thấy trong đó, những ai thích thú nhất định sẽ mở đọc. Thực tế, không ít các doanh nghiệp chủ động sử dụng các dòng tựa đề vô cùng bắt mắt với hy vọng dấy lên sự tò mò, trừ phi bạn nghĩ rằng đấy là thông tin thật sự cuốn hút, sẽ không hề ngạc nhiên khi số người mở email là rất thấp.
 
Adela Creative Design

Quảng cáo trực tuyến - Cơ hội cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam


Trong thời đại bùng nổ internet, con người tiếp xúc và làm quen dần với các tiện ích vượt trội của Internet. Theo số liệu thống kê năm 2007 cho thấy: trung bình một người châu Á dành 28% thời gian trong ngày cho Internet, chỉ sau TV (34%). Tỷ lệ này vẫn đang tiếp tục tăng, vì Internet ngày càng chứng minh những tiện ích vượt trội đem lại. Dưới góc nhìn của nhà quảng cáo, điều này mang một ý nghĩa hấp dẫn: Internet đang phủ sóng một lượng khách hàng mơ ước, họ có thể không bao giờ xem tivi, nhưng dành đến 16 tiếng mỗi ngày để online.
 

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc chi ra vài chục triệu cho một quảng cáo trên truyền hình trong 1 phút là một khoản chi phí quá lớn nhưng hiệu quả đem lại chưa thật sự rõ ràng. Trong thời đại công nghệ số hóa, hầu hết mọi người đều tiếp cận với màn hình máy tính, dù một công chức bận rộn vẫn có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu ăn uống, giải trí, mua sắm, tra cứu thông tin, đọc sách báo, xem TV, gọi điện thoại … chỉ với màn hình máy tính có nối mạng. Như vậy đủ để thấy những tiện ích mà internet mang lại.

Vậy đâu là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng?

Hãy điểm qua những thế mạnh của quảng cáo trực tuyến vượt trội so với quảng cáo truyền thông:

Phân khúc thị trường rõ ràng: Mỗi website hay công cụ trên Internet đều có những đối tượng sử dụng nhất định. Việc khảo sát thông tin người sử dụng được thực hiện khá đơn giản và đáng tin cậy, giúp các doanh nghiệp định hướng chính xác con đường ngắn nhất dẫn đến khách hàng tiềm năng của mình. Khách hàng có thể dùng các hình thức như đặt banner ở các site nổi tiếng, lượng truy cập đông hay lựa chọn quảng cáo Google Adwords và dịch vụ SEO (tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm)…Các hình thức này giúp cho doanh nghiệp tìm đúng khách hàng mục tiêu.

Ghi nhận phản ứng khách hàng: Bao nhiêu người nhìn thấy mẫu quảng cáo sản phẩm của bạn? Bao nhiêu người đã click vào? Họ đã xem những thông tin gì, lưu lại ở mục nào lâu nhất trong website về sản phẩm? Tất cả những thông tin quan trọng này chỉ là mơ ước trong quảng cáo truyền thống, nhưng sẽ hiển thị rất rõ ràng trong bản báo cáo hàng tháng mà doanh nghiệp nhận được từ website đã đặt banner. Những số liệu này cho phép doanh nghiệp xác định được thị hiếu khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược quảng cáo lâu dài phù hợp với nhu cầu của họ.

Sự hỗ trợ của công nghệ mới: Tận dụng những tính chất của công nghệ số hóa, các nhà quảng cáo có thể tạo những mẫu quảng cáo sống động, sáng tạo bởi tính chất không giới hạn phương pháp quảng cáo trực tuyến. Càng sáng tạo, các doanh nghiệp càng có nhiều cơ may thu hút sự chú ý của khách hàng.

Chi phí hợp lý: Doanh nghiệp có thể kiểm soát chi phí của mình một cách tối ưu: chi phí bỏ ra là bao nhiêu và đánh giá kết quả mang lại ngay sau khi kết thúc chiến dịch như khi sử dụng đặt banner, SEO hay Google Adwords... Nắm được các thông tin này, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức cho chiến dịch quảng cáo.

Sự linh động: doanh nghiệp có thể chủ động được không gian và thời gian quảng cáo trực tuyến, không phụ thuộc vào khung giờ như hình thức quảng cáo trên TV hay các phương tiện quảng cáo khác. Điều này giúp cho doanh nghiệp tạo sự linh hoạt và ứng phó nhanh trong thời đại công nghệ số hóa.

Quảng cáo trực tuyến trên môi trường Internet không phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ doanh nghiệp vẫn có thể tiến hành hoạt động marketing của mình và trao đổi với tới tất cả khách hàng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, chi phí phù hợp cùng với những lợi thế và đặc tính ưu việt của quảng cáo trực tuyến thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng.

Marketing online và hiệu quả của nó là gì?

Marketing online là gì?

Marketing online là hình thức quảng cáo trên mạng, quảng cáo trên cộng đồng mạng nhằm thúc đẩy xúc tiến việc bán hàng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ của công ty đến với khách hàng.

Internet Marketing, Email Marketing, Quảng cáo trên mạng... là những ngôn ngữ thường gặp và đây cũng chính là hình thức Marketing online hay còn gọi là quảng cáo trực tuyến (E-marketing).

Đặc điểm của Marketing Online
  • Đặc điểm cơ bản của hình thức Marketing online là khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể click chuột vào quảng cáo để mua hàng, để lấy thông tin về sản phẩm hoặc có thể so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác, nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác…
  • Marketing online sẽ giúp cho nhà cung cấp có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu và tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới từ đó giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, nâng cao hiệu quả của công việc kinh doanh. Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà các loại hình quảng cáo khác không có được như: quảng cáo Tivi, Raddio, báo giấy...
  • Hiệu quả của Marketing Online
  • Hiệu quả của Marketing online mang lại vô cùng lớn nay khi mà Internet đã chiếm lĩnh thị trường, chỉ cần một vài lần click chuột là bật cứ đâu trên thế giới này bạn cũng có thể biết thông tin của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay như các thông tin mà bạn muốn.
  • Việc quảng cáo trên mạng sẽ giúp bạn lựa chọn định vị được khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu do đó sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc kinh doanh.
  • Thêm vào đó hiện nay số người sử dụng Internet đang tăng với tốc đọ rất nhanh, do đó quảng cáo hay kinh doanh trên mạng (thương mại điện tử) sẽ là một lựa chọ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Quy trình tối đa hóa lợi nhuận từ Email Marketing

Đã từ lâu Email Marketing vẫn được xem là công cụ có ROI lớn nhất trong các hoạt động Digital Marketing, tuy nhiên để khai thác Email Marketing một cách hiệu quả vẫn là thử thách với nhiều người làm Marketing.

Bài viết xin chia sẻ quy trình chuẩn trong đó có kết hợp từ quá trình lọc Database đến TeleMarketing để tối ưu hóa lợi nhuận từ Email Marketing


1.Database thô:

- Đây là số lượng Database mà bạn có thể thu thập từ nhiều nguồn như: từ website, từ các buổi event, hội thảo hoặc bạn có thể mua từ một nguồn nào đó. Điều quan trọng là Database này phải có đầy đủ ba thông tin quan trọng nhất: Họ tên, Số điện thoại, Email và phải thực sự là đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến

Tip: Một trong những cách thu thập database tốt và tiết kiệm chi phí nhất là từ website, hãy cung cấp cho những người đến website của bạn một cái gì đó có ích hoặc miễn phí và bắt họ điền thông tin cần thiết vào form mà bạn cung cấp

2.Email Marketing:

- Sau khi có được Database thô ở trên, bạn bắt đầu sử dụng phần mềm Email Marketing để gửi thông điệp mà bạn muốn hướng tới khách hàng (trong phạm vi bài viết này Clays không nhắc đến cách việc thiết kế và xây dựng nội dung Email như thế nào, bạn có thể tham khảo thêm ở: Tài liệu Email Marketing


Tip: Đừng cố gắng tìm những phần mền Email Marketing lậu, hãy tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing có uy tín

3.Database chuẩn:

- Hầu hết các phần mền Email Marketing đều có thể giúp bạn lọc ra đâu là những khách hàng không mở email, đâu là những khách hàng mở email và mở bao nhiêu lần, từ đó bạn có thể tìm ra được những khách hàng nào là thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn

Tip: Hầu hết các phần mền Email Marketing đều có các chế độ này, bạn nên nhờ nhà cung cấp dịch vụ hướng dẫn kỹ phần này khi sử dụng

4.TeleMarketing:

- Hầu hết các DN Việt Nam đều bỏ qua bước này khi khai thác Email Marketing: khác với khách hàng nước ngoài khi họ có thể thanh toán trực tuyến ngay khi họ xem sản phẩm thì khách hàng Việt Nam lại không có được điều kiện đó à một cuộc điện thoại là thực sự cần thiết

Tip: Nên TeleMarketing cho những khách hàng mở mail 2 hoặc 3 lần trở lên

5.Sales & Support:

- Bước này thì có lẽ ai cũng biết rồi nhỉ: kết thúc đơn hàng nhanh chóng và có chế độ hỗ trợ khách hàng tốt sẽ giúp bạn rất nhiều cho việc kinh doanh của bạn trong tương lai

Theo Claysnguyen.info

5 ý tưởng quà tặng để tăng database khách hàng

Khi triển khai chiến dịch Email Marketing, “chiêu” tăng database khách hàng mà tôi thường dùng là tặng quà kèm theo lời đề nghị khách hàng giới thiệu thêm 3 người bạn. Phần tôi hào hứng nhất, không phải là đếm số khách hàng tăng lên, mà là tạo ra những món quà độc đáo và hấp dẫn. Sau đây là 5 ý tưởng giúp bạn có một món quà trên cả tuyệt vời!

1. E-book, dễ hơn ăn kẹo!

Ngày nay, không gì dễ bằng tạo ra một e-book, ngay cả khi khả năng viết lách của bạn vẫn y nguyên như hồi còn học cấp 3. Đừng ngạc nhiên. Bộ sách nổi tiếng “Chicken Soup for Soul” (mà giá trị thương hiệu lên đến 100 triệu USD) là một gợi ý rất hay. Rất nhiều câu chuyện trong đó được hai đồng tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hansen sưu tầm trong dân gian. Khi hai ông thực hiện cuốn sách vào năm 1993, internet chưa được phổ biến. Còn bây giờ, bạn có thể google mọi thứ trong chớp mắt.

2. Vì sao hầu hết tờ báo đều có mục trắc nghiệm?

Tôi cực kỳ thích những trắc nghiệm nhỏ trên báo (nhất là khi hỏi về “khả năng hấp dẫn người khác phái của bạn”!). Dù chẳng mấy tin vào kết quả của những trắc nghiệm đó, nhưng hầu hết chúng ta đều không từ chối niềm vui nho nhỏ khi phát hiện ra rằng “ah, mình cũng ngon đấy chứ!” (thật ra đó là mục đích chính của những trắc nghiệm này!) Hãy bỏ chút ít thời gian sưu tầm và dịch một số trắc nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Khách hàng của bạn chắc chắn sẽ rất thích đấy!

3. Ai cũng bị stress!

Có điểm gì chung trong giới văn phòng, từ ông CEO béo bụng cho tới anh nhân viên marketing quèn? Đó là mọi người đều có khả năng stress như nhau! Thật tuyệt! Vì trong âm nhạc, có một thể loại chuyên giúp giảm stress, đó là Relaxation Music. Thông thường, những bản nhạc được yêu thích sẽ có những đoạn cao trào, sôi động xen kẽ những đoạn êm dịu, nhẹ nhàng.

4. Mọi người đều thích xem video clips
Bạn có để ý mọi tờ báo điện tử đều tận dụng tối đa các video clips không? Phải, video clip đang là “mốt”, là “gu” của hầu hết mọi người. Bạn có thể tự làm (biết đâu lại lên top của Youtube!), trích từ phim (đây là kiểu ưu thích của tôi) hoặc sưu tầm. Với cách nào thì bạn cũng nên đặt những tiêu chí sau lên hàng đầu: có ý nghĩa sâu sắc, có giá trị với khách hàng và tất nhiên, càng “độc” càng tốt.

5. Presentation “Vốn tự có”!

Presentation là hình thức thể hiện đặc biệt hiệu quả cho những quy trình, giải pháp hoặc hướng dẫn. Và đây chẳng phải là cái mà mọi doanh nghiệp đều có sao? Bạn biết những vấn đề mà khách hàng của mình gặp phải. Hãy chọn một trong số đó (cái nào nhỏ thôi!) và hướng dẫn khách hàng giải quyết bằng một presentation thật bắt mắt và chuyên nghiệp. Thế là xong một món quà tuyệt vời. Chỉ một lưu ý nhỏ: đây là quà tặng, bạn đừng cố bán cái gì trong presentation đó nhé!

6 cách để subscriber trung thành với email của bạn

Kéo dài danh sách subscriber là việc làm cần thiết nhưng làm sao để subscriber hiện có tiếp tục nhận email là việc quan trọng hơn mà người làm marketing như bạn cần lưu ý bởi vì không ai muốn một danh sách dài dằng dặng địa chỉ email mới mà mất đi những subscriber quan trọng của mình. Đó là người không chỉ thích thú với những gì bạn nói mà còn giúp bạn truyền đạt tới người khác. Đó là lý do vì sao tôi sử dụng 6 quy luật gắn kết. Đây là cách sẽ giúp cho email của bạn được mở, được đọc, được click và subscriber sẽ trung thành với email bạn gởi. Tôi không nói hoa mỹ như Sam Jackson về 6 quy luật gắn kết nhưng đây là vài bước cơ bản để bảo đảm bạn có được những độc giả trung thành.

Thứ nhất, hãy thiết lập sự kỳ vọng của độc giả


Bạn cần phải thiết lập nội dụng mà độc giả muốn nhận khi họ đăng ký nhận email dài hạn từ bạn. Hãy bảo đảm rằng họ hiểu giá trị những thông điệp bạn gởi tới. Đó có thể là thông tin giảm giá cực shock hay nội dung thông tin về cái gì đó hay là giới thiệu sản phẩm mới. Nói tóm lại phải bảo đảm sao cho người ta biết rõ là họ đang trông đợi điều gì khi nhận email của bạn. Bạn cũng cần phải biết độc giả muốn nhận bao nhiêu email từ bạn. Cuối cùng bạn hãy làm theo những gì mà subscriber đã chọn nếu không bạn sẽ có một rủi ro rất lớn là email của bạn sẽ cho vào spam

Lưu ý: Khoảng khắc hay nhất để thu thập thông tin cá nhân và giới thiệu cho độc giả biết những gì mà bạn có thể đem tới cho họ đó là lúc độc giả đăng ký. Hãy thu thập ngày sinh của khách hàng và cho họ hình dung ban đầu là họ sẽ nhận được một điều đặc biệt vào dịp sinh nhật của mình.

Thứ hai, hãy cung cấp những thông tin có liên quan tới người nhận

Hãy gởi tới subscriber những email mà họ cần dựa vào sự lựa chọn của họ, tương tác của họ với email mà bạn gởi hay nhật ký mua sắm. Khi bạn làm vậy, họ sẽ cảm nhận là bạn đang lắng nghe họ và điều đó sẽ giúp bạn nổi bật so với những người khác. Hãy dựa vào những thông tin cá nhân, sở thích của độc giả để gởi đến họ những email phù hợp. Ví dụ việc biết được khách hàng đó là nữ hay nam sẽ giúp bạn gởi promotion về sản phẩm phù hợp cho nam và nữ.

Thứ 3, hãy gởi thông điệp đến đúng với khách hàng

Email gởi đến đúng người là cách hay để giữ subscriber tiếp tục trung thành với email của bạn, đặc biệt là những người có hay xao nhãng về sau. Thông điệp bạn gởi càng hướng tới khách hàng và phù hợp với họ thì họ càng thích nhận email từ bạn và do đó tỷ lệ hồi đáp của họ sẽ tăng lên. Đó là lý do vì sao việc thu thập thông tin liên quan đến khách hàng rất quan trọng và hữu ích.

Thứ 4, hãy làm cho cuộc sống của khách hàng dễ chịu hơn và họ sẽ trung thành với bạn

Con người ai cũng muốn cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn. Họ luôn luôn bận rộn, do đó thông điệp nào giúp họ thì họ sẽ nhớ và xem đó như món quà. Ví dụ: thông báo sản phẩm mới, email nhắc nhớ hay mua hàng từ xa.

Thứ 5, hãy duy trì những mong đợi

Bạn nói và nói và bây giờ bạn cần phải làm và làm

Nếu bạn nói bạn sẽ gởi 2 email trong một tuần thì hãy thiết lập hệ thống để bảo đảm bạn làm đúng như vậy. Nếu bạn nói bạn sẽ gởi những thông tin giảm giá hằng ngày thì hãy gởi mỗi cái hằng ngày. Bằng cách làm những gì mình nói thì khách hàng sẽ có cái nhìn thiện cảm từ bạn và xem bạn như một đối tác hữu ích. Hãy luôn nhớ, nếu bạn nói xạo thì khách hàng luôn sẵn sàng chọn nút spam cho email của bạn.

Thứ 6, hãy sàng lọc lại danh sách email của bạn
Hãy loại bỏ những địa chỉ email không đem lại cho bạn giá trị gì. Nếu danh sách của bạn đã cũ hay không thu được kết quả như mong đợi thì hãy mở rộng danh sách nhưng nếu vẫn còn có những điểm chết thì chính chúng sẽ hạ bậc chỉ số hoạt động của bạn và làm cho bạn xa hơn với việc nhận ra chỉ số hoạt động thiệt sự của mình. Một danh sách nghèo nàn sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về truyền tải thông điệp.

Hãy tuân thủ nghiêm ngặt sáu lời khuyên trên và khám phá ra những cách thứ khác làm cho khách hàng của bạn trung thành với email bạn gởi. Khi bạn mất đi những subscribers hâm mộ bạn thì không chỉ có danh sách sách email của bạn bị ảnh hưởng mà lợi nhuận của bạn cũng bị ảnh hưởng. Hãy bảo đảm rằng bạn sẽ luôn nhớ tới subscriber khi bạn xây dựng và duy trì chương trình marketing qua email. Bạn có tìm ra bất kỳ cách nào khác để giữ chân subscriber không? Nếu có, xin hãy chia sẽ ở phía dưới
Tạp Chí SEO – bronto.com

Email Marketing trong bất động sản

Trong Bất Động Sản, quan hệ ngoại giao là việc không thể thiếu nhưng việc để ngoại giao với tất cả khách hàng là việc mất rất nhiều thời gian. Bạn tổ chức 1 sự kiện của công ty hay muốn giới thiệu về dự án mới của công ty, chúc tết đến khách hàng…danh sách email khách hàng công ty bạn là bao nhiêu? Vài ngàn hay vài chục ngàn? Bạn yêu cầu nhân viên của bạn liên hệ với tất cả khách hàng? Yêu cầu của bạn sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn mà không làm mất nhiều thời gian và chi phí cho việc gửi email thông báo đến từng khách hàng. Với Email Marketing bạn có thể làm được việc đó hiệu quả hơn. Email Marketing giúp bạn chủ động gửi đến tất cả email khách hàng mà công ty hiện có được thông qua web hoặc phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy tính nối mạng.

 

Ưu điểm của Email Marketing:
  • Tiết kiệm rất nhiều thời gian
  • Chi phí rất thấp – Tạo ra lợi ích lớn
  • Đem lại những đơn đặt hàng bất ngờ
  • Chi phí rẻ hơn nhiều so với các kênh Quảng bá khác( truyền hình, báo,áp phích,..).
Một số dự án có thể áp dụng Email Marketing:

– Dự án căn hộ cho thuê

– Dự án trung tâm thương mại

– Dự án khách sạn, nhà hàng

– Dự án về dịch vụ nhà ở

– Dự án hạ tầng khu công nghiệp

– Dự án kết hợp cung cấp các loại hình dịch vụ trên……….

Ứng dụng hiệu quả nhất của Email Marketing trong Bất Động Sản:

  • Thông báo đến hàng ngàn khách hàng về các dự án khu đô thị mới.
  • Thông báo về tiến độ thi công của dự án, thời gian bàn giao dự án dự kiến cho khách hàng biết thông tin.
  • Thông báo về việc tổ chức triển lãm quốc tế về Bất Động Sản.
  • Thông báo các sự kiện đặc biệt của Công ty và gửi lời cám ơn khách hàng sau sự kiện đó.
  • Thông báo chương trình khuyến mãi trong các dịp lễ và gửi lời chúc mừng đến khách hàng.
  • Thông báo tới kỳ đóng tiền tiếp theo của hợp đồng dự án.
  • Thông báo cho các cổ đông, các nhân viên tham dự Hội nghị hay party.
 
Hiệu quả đạt được khi dùng Email Marketing:

- Củng cố và phát triển thương hiệu của Công ty với khách hàng cũ và mở rộng thêm khách hàng mới.

- Chăm sóc các khách hàng VIP, Khách hàng lâu năm, thường xuyên và hiệu quả.

- Chi phí bỏ ra ít nhất.

- Hiệu quả đem lại cao nhất.

**Ngoài ra Email marketing còn có thể giúp bạn hẹn giờ tự động gửi tin: chúc mừng sinh nhật,chúc tết…….đến khách hàng

Công ty bạn sẽ tận hưởng những kỳ nghĩ lễ : Tết Nguyên Đán, Quốc Khánh,…mà đảm bảo khách hàng vẫn được chăm sóc liên tục.**

Với Email Marketing -Tất cả các yêu cầu/ vấn đề bạn đang gặp phải sẽ được giải quyết nhanh chóng,hiệu quả,tiết kiệm.

Internet Marketing là gì? Vì sao Internet Marketing ngày càng được chú trọng?

Internet Marketing là làm marketing trên Internet, bao gồm: quảng cáo trên Internet, xây dựng thương hiệu trên Internet, PR trên Internet, khuyến mại trên Internet, tiếp thị trực tiếp thông qua Internet…

Ắt hẳn ngày nay khi lướt web, bạn đã từng gặp các mẩu banner quảng cáo trên các website, bạn đã từng nhận ít nhất một email quảng cáo, bạn đã từng đọc ít nhất một bài viết trên Internet giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp, và có thể bạn đã từng mua được hàng hóa hay dịch vụ với giá khuyến mại áp dụng cho người mua từ Internet.

Vì sao Internet Marketing ngày càng được chú trọng? Bởi vì các lợi ích sau:

- Rất rẻ so với marketing truyền thống (tức không online)

- Dễ đo lường hiệu quả để rút ra “bài học” cho chiến dịch marketing tiếp theo

- Nhanh chóng (ví dụ chỉ cần bạn đặt banner quảng cáo lên một website lớn, chỉ trong vòng 01 phút sau khi đặt đã có người nhìn thấy và quan tâm)

- Phạm vi marketing không giới hạn

- Nội dung marketing tồn tại lâu, thường không giới hạn về thông tin, đa dạng về hình thức

- Về hiệu quả thì dĩ nhiên còn phụ thuộc vào nội dung thông điệp, đối tượng nhắm đến có phù hợp không…

Kể từ năm 2008, một số “đại gia” (doanh nghiệp lớn) ở Việt Nam đã bắt đầu thử chi tiền cho Internet marketing, và cho đến nay, hầu như doanh nghiệp lớn chuyên ngành FMCG (Fash Moving Consumer Good – hàng tiêu dùng nhanh) đều đang tăng dần tỷ trọng chi tiêu cho Internet marketing so với marketing truyền thống.

Bạn đã bao giờ thử làm Internet marketing để quảng bá cho website của mình, hay cho dịch vụ, sản phẩm, doanh nghiệp của mình chưa? Nếu chưa thì rất nên thử nhé! Nếu rồi mà chưa đạt hiệu quả như mong muốn thì mời bạn chịu khó đọc thêm các bài khác ở mục Internet Marketing này nhé. Và bạn cũng nên đọc các bài viết ở mục Để có website hiệu quả vì biết đâu việc không đạt hiệu quả là phần lớn nằm ở website của bạn?

Chúc các bạn thành công!